Không chỉ đầu tư nâng cấp chất liệu, mở rộng mạng lưới bán hàng, cuộc chiến trên thị trường quảng cáo nước mắm cũng diễn ra căng thẳng, gay cấn hơn bao giờ hết. Nhiều thương hiệu nước mắm bỏ ra đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho truyền thông, xây dựng định vị thương hiệu.
Nội dung chính
Nước mắm là một trong những loại gia vị truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt. Nước mắm được sử dụng cả trong chế biến thức ăn, làm gia vị chấm, khiến cho món ăn thêm đậm đà với mùi thơm lôi cuốn và hấp dẫn.
Sức tiêu thụ của thị trường nước mắm tại Việt Nam lên đến 200 triệu lít mỗi năm (Số liệu của Tổng cục Thống kê). Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường nước mắm Việt Nam ước tính trị giá 4,5 tỷ USD và có mức tăng trưởng hàng năm khoảng 4,7% trong giai đoạn 2016-2021.
Có thể thấy, đây thật sự là một thị trường tiềm năng mà cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều hướng tới. Ngoài các “ông lớn” như Masan, Unilever, ngày càng có thêm nhiều thương hiệu mới xuất hiện, tìm cách khai thác những thị trường ngách của dòng sản phẩm này.
Hiện tại, nước mắm sản xuất theo phương thức công nghiệp đang chiếm 75% sức tiêu thụ của thị trường. Nhưng xu hướng này được dự báo sẽ nhanh chóng có sự thay đổi lớn khi người tiêu dùng đang dần dịch chuyển về các sản phẩm nước mắm truyền thống, an toàn và không chứa phụ gia, chất bảo quản.
Nước mắm tuy là “mảnh đất màu mỡ” nhưng sự cạnh tranh thì đang khốc liệt thêm từng ngày. Bên cạnh việc nghiên cứu về các dòng sản phẩm mới, thơm ngon, an toàn cho sức khỏe, các doanh nghiệp cũng phải chú trọng về công tác marketing, truyền thông rộng rãi.
Một trong những điển hình đầu tư quảng cáo mạnh mẽ nhất phải kể đến Masan. Ngân sách chi tiêu làm quảng cáo của “ông lớn” này được dự đoán là từ 450 – 460 tỷ đồng mỗi năm. Mức chiết khấu cho các đại lý phân phối cũng lên đến 20% trong khi các hãng khác chỉ dao động vào khoảng 7-10%.
Đặc biệt, không thể không kể đến cách mà nước mắm công nghiệp giành thế áp đảo so với nước mắm truyền thống qua việc tạo ra khủng hoảng truyền thông về thực phẩm bẩn. Đây có thể xem là “đòn giáng” mạnh mẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp làm nước mắm truyền thống phải lao đao. Liên Thành – một doanh nghiệp sản xuất nước mắm nguyên chất theo hướng truyền thống cũng đã gặp phải không ít những lao đao.
Thị trường quảng cáo loại sản phẩm này lại tiếp tục được chia thành 2 thái cực rõ rệt. Một bên tích cực đổ tiền làm quảng cáo, phủ sóng khắp mọi kênh thông tin, cửa hàng, siêu thị. Còn một bên khi không cạnh tranh được về ngân sách, buộc phải thay đổi trong chiến lược xây dựng nội dung, đánh mạnh vào phân khúc khách hàng ưa thích nước mắm nguyên chất hơn so với loại pha chế theo phương pháp công nghiệp.
Quảng cáo được xuất hiện trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại. Ở mỗi kênh khác nhau, cách quảng cáo nước mắm cũng được các doanh nghiệp thay đổi cho phù hợp.
Tổng quan về thị trường quảng cáo nước mắm hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy một số xu hướng nổi bật như sau:
Không đơn thuần là giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh doanh số, điều quan trọng mà các thương hiệu đang hướng tới thông qua quảng cáo nước mắm chính là xây dựng, định vị chỗ đứng trên thị trường. Chiến dịch marketing được xây dựng để triển khai qua nhiều kênh nhưng phải có sự thống nhất, tập trung về một thông điệp nhất quán, xuyên suốt.
Ví dụ có thể kể đến quảng cáo nước mắm Chinsu đánh mạnh vào tâm lý người Việt hiện đại thích sự nhanh chóng, tiện lợi để hướng họ sử dụng các sản phẩm sản xuất công nghiệp.
Mỗi thương hiệu nước mắm đều có định hướng, khoanh vùng về nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể cho từng dòng sản phẩm.
Nếu như Chinsu hướng đến người dùng hiện đại như kể trên, các quảng cáo nước mắm Liên Thành lại chú trọng vào người dùng yêu thích sản phẩm truyền thống. Chỉ khi xác định được phân khúc khách hàng chính xác, quảng cáo mới được truyền đi đúng người, đúng thời điểm, đánh đúng vào tâm lý để tác động vào hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Nếu là người thường xuyên xem truyền hình, chắc hẳn sẽ biết đến cuộc chiến quảng cáo đặc biệt này.
Các doanh nghiệp ngày càng đầu tư hơn vào việc xây dựng nội dung, triển khai các TVC quảng cáo hấp dẫn, truyền tải những thông điệp ý nghĩa thay vì chỉ giới thiệu sản phẩm một cách đơn thuần. Nội dung của TVC cũng được thay đổi theo từng thời điểm, từng chiến dịch, hay thay đổi mỗi năm.
Xu hướng này có thể nhận thấy rõ rệt nhất qua sự thay đổi của quảng cáo nước mắm Nam Ngư qua từng năm 2018, 2019, 2020.
Ngoài cuộc đua trên truyền hình, quảng cáo nước mắm cũng được mở rộng trên nhiều kênh thông tin khác. Trong đó, nổi bật là quảng cáo ngoài trời và quảng cáo online.
Quảng cáo qua kênh truyền thông ngoài trời được hiện diện trên nhiều phương tiện khác nhau như: biển quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên taxi, xe bus, xe tải, xe cá nhân,…
Quảng cáo online cũng không kém cạnh khi phủ sóng qua nhiều nền tảng, hình thức hiển thị khác nhau là: quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên báo điện tử, quảng cáo hiển thị (display advertising),…
Quảng cáo nước mắm thật sự đã đem đến những hiệu quả khổng lồ cho các doanh nghiệp sản xuất. Và cũng có thể thấy, mức độ quan tâm, đầu tư ngược lại cho thị trường quảng cáo này cũng ngày một tăng trưởng.
Sixth Sense Media cũng rất hân hạnh khi được hợp tác và triển khai quảng cáo nước mắm cho một số nhãn hàng như: quảng cáo nước mắm Liên Thành trên xe taxi, quảng cáo nước mắm 3 miền trên xe tải,…
Công ty CP Truyền thông Giác quan Thứ Sáu – SIXTH SENSE MEDIA
VP Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 3, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (0243) 237 3692
Hotline: 0982 513 898
VP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM
Tel: (08) 88 589 489
Hotline: 0934 519 516
Email: contact@ssm.vn